Email Marketing là gì?

Phần mềm Email Marketing miễn phí tốt nhất 2023

Hiện nay, việc sử dụng email để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đang khá phổ biến. Email Marketing có thể giúp bạn giới thiệu các sản phẩm mới, các ưu đãi hoặc các dịch vụ đến những khách hàng trong danh sách email của mình.

Khi bạn muốn phát triển thương hiệu hoặc bán hàng hóa thì email marketing là một trong những công cụ phổ biến và hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật về Email Marketing là gì cũng như những lợi ích và cách làm Email Marketing hiệu quả.

1. Email Marketing là gì?

Email Marketing (tiếp thị email) là một hình thức tiếp thị trực tiếp sử dụng email để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ giúp truyền tải những thông tin về thương hiệu của bạn tới người tiêu dùng cũng như giữ mối quan hệ với khách hàng.

Định nghĩa Email Marketing là gì?

2. Lợi ích của Email Marketing là gì?

Cho dù mạng xã hội và những email rác ngày càng gia tăng thì Email Marketing vẫn là cách hiệu quả nhất để duy trì sự tương tác với khách hàng tiềm năng và củng cố lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.

Bạn nên xem Email Marketing là một trong những ưu tiên tiếp thị hàng đầu của mình bởi vì 3 lý do sau đây:

  • Dễ dàng tiếp cận với một lượng lớn người dùng: có ít nhất 99% người tiêu dùng kiểm tra email của họ hàng ngày.

  • Bạn có danh sách email của khách hàng. Trên bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào thì các tài khoản có thể bị tạm ngưng hoặc bị khóa bất cứ lúc nào nếu bị đánh giá là tài khoản spam. Tuy nhiên, khi sử dụng Email Marketing; không ai có thể lấy đi những khách hàng tiềm năng đó.

  • Email marketing có tỷ lệ chuyển đổi cao. Khách hàng nhận được email marketing chi tiêu nhiều hơn 138% so với so với những ai không nhận được thông tin về sản phẩm qua email.

  • Email marketing là cách tốt nhất để bán hàng trực tuyến hay triển khai chiến dịch Online Marketing.

3. Cách làm Email Marketing hiệu quả là như thế nào?

Nếu không có chiến lược hay cách làm Email Marketing đúng hướng. Thì bạn cũng chẳng nhận được kết quả như mong đợi. Do đó, khi thực hiện kế hoạch tiếp thị qua email; bạn cần lưu ý ba điểm quan trọng như sau:

  • Có chiến lược thu thập email tốt

Khi thực hiện kế hoạch thu thập email. Bạn nên đưa ra các ưu đãi đặc biệt để người dùng tự nguyện đăng ký email của mình. Điều đó thể hiện họ có chút quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Và khi nhận được email, họ không xem chúng là những email spam.

  • Sử dụng Email Marketing ở những ngách phù hợp

Không phải ngành hàng nào cũng có thể triển khai tạo Email Marketing được bởi vì không hẳn tất cả mọi người đều thường xuyên sử dụng email. Họ tạo email đơn giản là để đăng ký tài khoản trên một mạng truyền thông xã hội nào đó.

  • Có chiến lược phân phối email và làm nội dung tốt

Mỗi một tuần bạn chỉ cần gửi 2-3 email. Đừng gửi nhiều quá khiến người dùng cảm thấy bị làm phiền.

4. Hai loại Email Marketing

Tùy thuộc vào sản phẩm và giai đoạn bán hàng mà bạn có thể sử dụng các loại Email Marketing phù hợp. Nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là tạo sự chuyển đổi từ người nhận email thành khách hàng thực sự.

Có 2 loại Email Marketing chính:

  • Follow up emails

Follow up emails còn được gọi là email trả lời tự động. Đây là những email mà bạn có thể tạo, lên lịch trước để chúng có thể gửi tin nhắn theo trình tự đã định sẵn đến những người có trong danh sách email của bạn.

Khi đến thời điểm được đặt sẵn từ trước, tất cả những người đã đăng ký email sẽ nhận được tin nhắn của bạn. Do đó, bạn không cần gửi tin nhắn một cách thủ công.

Email follow-up

VD: Sau khi người dùng mua hàng tại website, email follow up được tạo từ trước sẽ ngay lập tức gửi đến họ email xác nhận người dùng đã đặt hàng thành công.

Sau đó 4 ngày, người dùng sẽ nhận được mail khảo sát về chất lượng sản phẩm. Các Follow up có thể được sử dụng để chào đón những người đăng ký mới, hướng dẫn họ về một topic/bài giảng theo trình tự cụ thể, giới thiệu doanh nghiệp hoặc duy trì nhận thức của họ với thương hiệu của mình.

  • Broadcast emails

Broadcast email là những email được gửi hàng loạt cho một danh sách vào ngày giờ đã lên lịch sẵn. Khác với dạng Follow up email, các email broadcast không được setup theo trình tự và cách nhau một khoảng thời gian.

Thay vào đó, email broadcast sẽ được lên lịch sẵn theo một thời điểm (ngày/giờ) cụ thể. Vì tính chất gửi vào một thời điểm cụ thể. Marketer thường sử dụng Broadcast email để chia sẻ những thông tin sau cho người dùng:

  • Bản tin

  • Các bài đăng trên blog gần đây

  • Cập nhật và phát hành sản phẩm

  • Khuyến mãi và giảm giá trong thời gian có hạn

  • Sự kiện sắp tới

  • Tin tức trong ngành

  • Các cách thay thế để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn

  • Các khách hàng tiêu biểu hoặc lời chứng thực

5. Bốn chiến dịch gửi Email Marketing cần phải biết trong 2023:

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 4 chiến dịch gửi Email Marketing quan trọng. Mà bạn nên thường xuyên gửi cho khách hàng của mình:

#1. Email Newsletter chào mừng (Welcome Email Newsletter)

Loại Email Marketing tương tác với người dùng tốt nhất chính là Email Newsletter chào mừng.

Email chào mừng người dùng đã đăng ký nhận bản tin từ doanh nghiệp

Đó là cơ hội tốt nhất mà bạn có thể bắt đầu mối quan hệ với khách hàng. Giới thiệu thương hiệu và sứ mệnh; sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Email welcome còn giúp bạn giới thiệu thông tin về doanh nghiệp cũng như lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chủ yếu. Bạn cũng không giới hạn trong việc gửi một Email Newsletter chào mừng.

Mailchimp gần đây đã phát hiện ra rằng gửi một series email chào mừng mang loại doanh thu cao hơn 51% so với chỉ gửi một email đơn độc.

#2. Abandoned Cart Email Campaign (Chiến dịch Email cho các giỏ hàng bị bỏ quên)

Số liệu cho thấy, có tới 80% sản phẩm trong giỏ hàng bị bỏ trống. Điều này có nghĩa là các công ty đang mất đi doanh thu đáng kể. Nhưng may mắn thay, abandoned cart email sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Điều quan trọng cần biết chính là giỏ hàng bị bỏ quên không phải là bị bỏ đi hẳn. Bởi người dùng đã để ý đến những sản phẩm đó nhưng đang phân vân liệu có nên mua hay không.

Do đó, bạn có thể gửi các email kèm theo ưu đãi để nhắc nhở họ hoàn thành quá trình đặt mua hàng và thanh toán.

#3. Chiến dịch Email Quảng cáo Sản phẩm (Product Promotion Email Campaign)

Đa số khách hàng sẽ không lượn qua website của bạn mỗi ngày. Nếu doanh nghiệp của bạn đưa ra các ưu đãi hoặc khuyến mãi thì khách hàng sẽ không cập nhật được những chương trình đó trừ khi bạn liên hệ và giới thiệu cho họ khi doanh nghiệp của bạn chạy Google Ads.

Bạn có thể thông báo cho người tiêu dùng về các sản phẩm hoặc những ưu đãi mới mà họ có thể quan tâm. Đồng thời, nâng cao nhận thức của họ đối với thương hiệu của bạn.

Việc theo dõi kết quả của các chiến dịch quảng bá sản phẩm có thể giúp bạn hiểu rõ những giá trị về sở thích và thói quen mua sắm của khách hàng.

#4. Chiến dịch Email Quảng cáo trong các dịp lễ (Holiday Promotion Email Campaign)

Email Quảng cáo trong các dịp lễ tương tựa như các chương trình khuyến mãi sản phẩm thông thường.

Nhưng nó được sử dụng để thúc đẩy doanh số của một số mặt hàng cụ thể vào các dịp lễ theo từng mùa. Bởi vì người tiêu dùng có xu hướng mua sắm nhiều hơn trong các mùa lễ.

Nên loại hình email marketing này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng doanh số bán hàng.

6. Hướng dẫn cách làm Email Marketing miễn phí, hiệu quả từ A-Z

Giai đoạn 1: Phát triển danh sách email của bạn

Điều mà hầu hết các marketer cần làm khi muốn có được danh sách email chính là tạo một biểu mẫu optin trên website của họ. Thế nhưng chiến lược này không hiệu quả lắm bởi vì nó không thực sự thu hút người dùng đăng ký.

Để phát triển danh sách email, bạn cần thu hút mọi người bằng những lời đề nghị có sức hấp dẫn hơn. Một cách làm mà tôi thường sử dụng để có thể thu được nhiều lead đó chính là Lead Magnet.

a) Lead là gì?

Lead Magnet là một món quà miễn phí dùng để khuyến khích hoặc thuyết phục người dùng cung cấp cho bạn địa chỉ email của họ.

Các lead magnet này có thể là tệp PDF, file MP3, video chứa những nội dung có giá trị đối với người dùng. Mà bạn có thể tự tạo ra với chi phí rất thấp hoặc không tốn phí.

Mẫu lead magnet Hướng dẫn lập kế hoạch marketing của FIEX

Bạn có thể tạo ra loại lead magnet tùy thích, miễn sao có giá trị với đối tượng tiềm năng của bạn. Một số lead magnet phổ biến hiện nay:

  • Ebook

  • White paper hoặc các nghiên cứu, báo cáo tổng quan về thị trường

  • Webinar/ Hội thảo

  • Bản dùng thử hoặc template miễn phí

  • Bảng báo giá hoặc tư vấn miễn phí

  • Bài test

  • Phiếu giảm giá

b) 5 yếu tố tạo nên một Lead magnet xuất sắc có tỷ lệ chuyển đổi cao:

Bạn biết rằng, một lead magnet cần cung cấp giá trị miễn phí cho người dùng. Nhưng nếu bạn muốn lead magnet đạt hiệu quả cao thì hãy lưu ý 5 tiêu chí sau đây:

  1. Ngắn gọn – dễ hiểu: lead magnet chỉ hiệu quả khi người dùng sử dụng chúng. Vì vậy nếu bạn cung cấp một bài viết dài 300 trang thì người dùng chắc chắn chả có hứng thú gì với nó.

  2. Có thể áp dụng vào thực tế: lead magnet cần cung cấp công cụ; bộ kỹ năng hoặc thông tin hữu ích mà người dùng có thể thực hiện được.

  3. Tạo ra sự cải thiện đáng kể: Khách hàng sẽ tiếp tục mua sản phẩm và dịch vụ của bạn họ cảm thấy chúng thực sự tốt. Lead magnet của bạn sẽ thành công nếu nó có giá trị như các sản phẩm và dịch vụ của bạn.

  4. Có liên quan: Hãy tạo ra những lead magnet phù hợp với đối tượng tiềm năng của bạn. Bạn có thể dựa trên các yếu tố: sở thích, hành vi, thói quen, nhu cầu,… để tạo ra nội dung cho lead magnet.

  5. Gửi lead magnet cho người dùng ngay lập tức: Không ai muốn phải chờ đợi dù chỉ là 1 phút. Vì vậy, hãy gửi lead magnet ngay khi người vừa bấm submit form.

Tuy nhiên, có một lead magnet hay thôi thì chưa đủ. Bạn cần có opt-in form để thu hút người dùng để lại thông tin và nhận lead magnet.

Tham khảo opt-in là gì nếu bạn chưa hiểu thuật ngữ này.

Ngay trong phần cách tạo Email Marketing dưới đây, tôi sẽ mang đến cho bạn các tips để tạo Opt-in form thật hiệu quả.

c) Tips tạo lập Opt-in form hiệu quả

Mẫu opt-in form được đặt trên landing page để thu hút người dùng để lại email

Một form opt-in có tỷ lệ chuyển đổi cao cần có những yếu tố như sau:

  • Tiêu đề hấp dẫn: Đảm bảo headline mô tả rõ ràng lợi ích to lớn của lead magnet

  • Nêu được công dụng/ lợi ích của lead magnet: Mô tả ngắn gọn, rõ ràng và đi vào trọng tâm không. Sử dụng các gạch đầu dòng để giúp người đọc dễ dàng lướt qua những lợi ích mà họ sẽ nhận được.

  • Hình ảnh hấp dẫn: Bao gồm hình ảnh của lead magnet và ảnh trên form optin. Hình ảnh là yếu tố quan trọng góp phần tăng chuyển đổi.

  • Form đơn giản: Form chỉ cần hỏi thông tin về tên và địa chỉ email. Điền quá nhiều thông tin sẽ khiến người dùng thoát ra khỏi trang.

  • Nút đăng ký thu hút: Bạn nên sử dụng màu tương phản cho nút đăng ký để nó thực sự nổi bật trên trang. Ngoài ra, hãy sử dụng các câu kêu gọi hành động (Call-to-action) để thu hút mọi người nhấp vào ngay.

Sau khi đã tạo biểu mẫu optin xong. Bạn chỉ cần cài đặt nó trên website của mình. Có 14 vị trí mà bạn có thể đặt biểu mẫu optin để đạt được sự chuyển đổi cao:

  • Splash-page (trang thông tin người dùng thấy đầu tiên khi họ chuẩn bị đăng nhập WiFi)

  • Welcome gate

  • Floating bar

  • Tiêu đề website của bạn

  • Các bài đăng trên blog

  • Sidebar

  • Trong các popup đếm ngược thời gian

  • Footer website

  • Trang Giới thiệu

  • Trang đăng ký được chỉ định

  • Exit-intent popup (Popup bật lên khi người dùng có ý định thoát website)

Có thể nói, exit-intent popup là một trong những cách opt-in hiệu quả. Vì hiển thị vào đúng thời điểm khách truy cập muốn rời khỏi website của bạn. Nó không làm gián đoạn trải nghiệm đọc của người dùng và chỉ được kích hoạt khi họ có ý định thoát ra.

Đây là lúc tốt nhất để yêu cầu người dùng để lại email của mình vì họ đã đọc nội dung của bạn và thấy website của bạn thực sự hữu ích.

Giai đoạn 2. Chọn lựa nhà cung cấp phần mềm Email Marketing tốt nhất

Hiện nay có 3 công cụ Email Marketing chính ở Việt Nam chính là mailchimp, getRespone và Keap (Infusionsoft). Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin tổng quan; cũng như so sánh về giá cả và tính năng nổi bật, khả năng tích hợp của từng loại Dịch vụ Email Marketing.

  1. Mailchimp:

    Là một nền tảng marketing tự động hóa cho phép bạn tạo, gửi, phân tích email và các chiến dịch quảng cáo. Người dùng nhận được báo cáo toàn diện của chiến dịch; theo dõi email, xem mức độ thành công và tỷ lệ nhấp, tạo báo cáo tùy chỉnh; quản lý người đăng ký và người chưa đăng ký.

    Phần mềm Email Marketing – MailChimp cho phép bạn tạo các mẫu tùy chỉnh và đồng thời chọn từ một trong số các mẫu và chiến dịch sẵn có.

  2. GetResponse:

    Tối đa hóa hiệu quả của các chiến dịch của bạn ngay cả sau khi chúng đã hoàn thành bằng GetResponse Email Intelligence.

    Với phần mềm gửi Email Marketing này, bạn có thể theo dõi, đánh giá và phân tích, so sánh lượt theo dõi, đo lường chuyển đổi trang web, phân loại người đăng ký bằng một lần nhấp hoặc xem biến động hàng giờ.

  3. Keap (trước đây là Infusionsoft):

    Keap giúp các doanh nghiệp nhỏ phát triển với ba kế hoạch có thể tùy chỉnh. Keap Grow dành cho các công ty mới thành lập và các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển.

    Kế hoạch này giúp bạn có thể thực hiện mọi thứ như tự động theo dõi và cung cấp dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Keap Pro cung cấp phần mềm tự động hóa CRM, bán hàng và tiếp thị tất cả trong một.

    Nó được thiết kế cho các doanh nghiệp dịch vụ. Keap Pro cung cấp quy trình bán hàng lặp đi lặp lại và các chiến dịch tiếp thị giúp doanh nghiệp của bạn phát triển.

Giai đoạn 3. Phân loại danh sách email của bạn:

a) Phân loại danh sách Email Marketing là gì?

Phân loại danh sách email (email list segmentation) là quá trình chia những người đăng ký của bạn thành các nhóm nhỏ hơn. Dựa trên các tiêu chí cụ thể.

Nhờ đó, bạn có thể gửi cho họ những email phù hợp và có nội liên quan đến từng nhóm. Thay vì thêm tất cả những người subscribe vào danh sách email của bạn. Thì việc phân loại giúp bạn chỉ cần gửi một số email nhất định đến những người đăng ký thực sự quan tâm đến thương hiệu của bạn.

b) Vì sao cần phải phân loại danh sách email?

Việc phân loại danh sách email giúp:

  • Tăng tỷ lệ xem email

  • Tăng CTR

  • Giảm tỷ lệ hủy đăng ký nhận bản tin

Khi đã chia người đăng ký thành các nhóm khác nhau. Bạn có thể gửi những thư trả lời tự động, hoặc series email (dựa trên một số điều kiện nhất định). Cũng có nghĩa là bạn đang tham gia vào Marketing automation.

Nhờ đó, bạn có thể chăm sóc khách hàng tiềm năng của mình tốt hơn và có thêm các đơn hàng mới. Bên cạnh đó, email list segmentation giúp bạn dễ tạo ra những tiêu đề, thông điệp thu hút người dùng mở email hơn.

Mục tiêu của việc phân loại chính là tìm hiểu xem người dùng nằm trong danh sách email của bạn phản ứng như thế nào ngay từ khi nhận email đầu tiên. Họ đã mua sản phẩm nào chưa? Đã vào một trang cụ thể nào? Tải xuống lead magnet nào?

Có nhiều cách để giúp bạn phân loại danh sách của bạn. Dưới đây là một số cách tôi thường dùng cho FIEX:

  • Người đăng ký mới: gửi cho người đăng ký mới một email chào mừng hoặc welcome email series nếu họ chưa biết tới FIEX.

  • Tùy chọn: người muốn nhận thông báo khi có blog mới và người chỉ muốn biết thông tin giảm giá.

  • Sở thích: người thích chủ đề content marketing là gì và những người thích chủ đề Marketing Facebook

  • Vị trí: thông báo cho người đang sống trong những khu vực về sự kiện sắp diễn ra gần nơi họ sống.

  • Open rate (tỷ lệ mở email): gửi mã ưu đãi đặc biệt dành riêng cho người có tương tác cao với email của bạn. Vì họ là người quan tâm đến sản phẩm của bạn nhất.

  • Không hoạt động: gửi thông điệp cho những người đã đăng ký nhưng không tương tác trong một thời gian dài (6 tháng chẳng hạn) về các offer bạn muốn dành tặng họ

  • Lead magnet: gửi các email dựa trên chủ đề của các Lead magnet mà họ đã tự nguyện chọn tham gia trước đó.

  • Bỏ giỏ hàng: nhắc nhở những người đăng ký đã đặt hàng vào giỏ của họ nhưng chưa chưa thanh toán.

Giai đoạn 4. Cải thiện tỷ lệ mở email

Phần này cực kỳ quan trọng trong chiến dịch Email Marketing. Bởi vì nếu như bạn đã dày công phát triển danh sách email, phân loại chúng nhưng mà người dùng lại không mở email sau khi nhận được thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa.

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc gửi Email Marketing của bạn có được người dùng mở hay không:

a) Bộ lọc spam của email:

Rất nhiều marketer gặp vấn đề với việc email thường rơi vào thư mục spam của người đăng ký. Dưới đây là một số phương pháp hữu ích để giúp email của bạn không bị rơi vào thư mục spam:

  • Hãy chắc chắn rằng những người đăng ký chủ động subscribe để nhận bản tin từ bạn. Đừng bao giờ mua danh sách email từ một bên thứ ba và mong đợi chiến dịch email marketing của bạn có hiệu quả.

  • Sử dụng địa chỉ IP tốt để gửi mail. Đó là địa chỉ IP mà trước đây chưa từng gửi thư spam bao giờ.

  • Gửi email thông qua các domain đã xác minh.

  • Gửi mẫu email “sạch”. Đừng sử dụng quá nhiều màu sắc lòe loẹt hay banner quảng cáo nhấp nháy.

  • Sử dụng merge tag (các thẻ tích hợp) trong tiêu đề mail. Merge tag cho phép bạn cá nhân hóa email. Bằng cách thêm tên hoặc thông tin cá nhân của người đăng ký vào email.

  • Yêu cầu người dùng thêm bạn vào White List của họ.

  • Tránh sử dụng quá nhiều ngôn ngữ “bán hàng” (những từ kích hoạt thư rác như “mua”, “thanh lý”, “chiết khấu” hoặc “tiền mặt”).

  • Đừng khiến người dùng cảm thấy mình bị mồi chài bằng những dòng tiêu đề không đúng sự thật.

  • Thêm tùy chọn Unsubscribe cho phép người dùng hủy đăng ký bất kỳ lúc nào. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng các bộ lọc spam hiện tại rất chú trọng việc cho phép người dùng có quyền tự do unsubscribe email bất kỳ lúc nào.

b) Loại bỏ inactive user – những người đăng ký đã lâu không hoạt động

Dù bạn có gửi email đều đặn thế nào thì theo thời gian. Email list của bạn cũng sẽ “xuống cấp” và không còn chất lượng như lúc đầu nữa. Một số người có thể thay đổi và sử dụng email khác. Hoặc có thể không quan tâm đến doanh nghiệp bạn nữa.

Vì vậy, để giữ cho danh sách email luôn chất lượng. Bạn nên xóa định kỳ những inactive subscriber. Những người không còn hoạt động nghĩa là họ không tương tác với bất kỳ email nào của bạn trong vòng 6 tháng vừa qua.

Nhưng trước khi xóa email của họ; bạn nên thử gửi thêm một win-back email campaign với thông điệp mong muốn kết nối lại với họ.

Một cách khác bạn có thể làm chính là thỉnh thoảng kiểm tra những người đăng ký xem họ còn muốn cập nhật thông tin và ưu đãi nữa không.

Để thực hiện việc này nhanh hơn, ít tốn thời gian và công sức hơn, bạn nên tham khảo sử dụng phần mềm kiểm tra Email tồn tại.

c) Chọn thời gian gửi email phù hợp:

Thời gian có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc người đăng ký có mở email hay không. Do đó, bạn nên xem xét vấn đề thời gian gửi email. Hãy thử nghiệm A/B test để xác định khung giờ nào là tốt nhất. Và áp dụng những khung thời gian đó cho những chiến dịch email marketing sau này.

Cá nhân tôi thường chọn thời gian bắt đầu một ca làm việc mới để gửi email. Vì người dùng có xu hướng bật email lên để kiểm tra mỗi khi mở máy tính, nên họ có thể sẽ thấy và open email của bạn! Bạn có thể gửi email trong khoảng 2 khung giờ sau:

  • 7h00 – 8h00

  • 13h00 – 14h00

d) Tiêu đề nổi bật, thu hút

Khi nhắc đến tỷ lệ mở và nhấp vào email thì dòng tiêu đề đóng vai trò tiên quyết. Công việc của bạn là tạo ra dòng tiêu đề nổi bật nhất có thể. Dưới đây là một số mẹo để tạo dòng tiêu đề hấp dẫn và sáng tạo:

  • Thu hút sự tò mò, nhưng đừng quá khéo léo. Bạn chỉ nên khiến người dùng đủ tò mò để mở và nhấp vào email, nhưng cũng đừng khiến cho người dùng nhầm lẫn và khó hiểu.

  • Thêm cả các con số.

  • Sử dụng giọng điệu thân thiện và giống như đang trò chuyện.

  • Sử dụng ngôn ngữ và phong cách giống như người đăng ký đang sử dụng, đặc biệt là giống như khi họ nói chuyện với bạn bè.

e) Tối ưu email trên giao diện mobile

Email được mở trên thiết bị di động chiếm 67% toàn bộ email được mở trên các thiết bị. Bạn phải chắc chắn rằng email của bạn tương thích và load nhanh trên các thiết bị di động.

Một số thiết bị di động có màn hình nhỏ hơn sẽ khiến tiêu đề email dài bị cắt bớt đi một phần khi hiển thị. Dưới đây là một số tip khác để thu hút người dùng di động:

  • Sử dụng định dạng đơn giản (một cột), rộng dưới 600px.

  • Sử dụng phông chữ lớn hơn. Người dùng sẽ khó đọc những chữ có font nhỏ trên thiết bị di động.

  • Hãy đảm bảo rằng hình ảnh luôn hiển thị rõ ràng, kể cả khi người dùng đang sử dụng chế độ cài đặt mặc định.

  • Sử dụng hình ảnh kích thước nhỏ để giảm thời gian tải.

  • Sử dụng nút call-to-action lớn

  • Không đặt hai liên kết bên cạnh hoặc chồng lên nhau để tránh trường hợp người dùng nhìn nhầm.

Email marketing là một nghệ thuật và khoa học, vì vậy, hãy dành cho mình một khoảng trống để thử nghiệm và tìm ra chiến thuật nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp và người đăng ký của bạn.

Giai đoạn 5. Tự động hóa Email Marketing

Loại thư trả lời tự động được cho là công cụ mạnh mẽ nhất của các nhà tiếp thị trực tuyến để bán hàng. Nó giúp bạn thành công trong việc thu hút người dùng đăng ký email, xây dựng mối quan hệ và biến khách hàng tiềm năng thành người mua hàng.

a) Chuỗi email tự động là gì?

Thư trả lời tự động là một chuỗi email được gửi tự động đến một nhóm người trong danh sách email của bạn. Series email này thường được kích hoạt khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể chẳng hạn:

  • Subscribe

  • Truy cập vào một trang cụ thể trên website/xem video, …

  • Bỏ quên hàng trong giỏ

  • Tải tệp PDF

  • Mua sản phẩm nào đó.

Nội dung của series email này sẽ được tạo trước và được lên lịch để gửi vào những thời điểm thích hợp với sự hỗ trợ của phần mềm gửi Email Marketing. Vì sao bạn nên gửi series email trả lời tự động? Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng series email trả lời tự động vì 2 lý do sau:

  • Nuôi dưỡng lead: sử dụng Email Marketing tools tự động để cung cấp thông tin phù hợp với người dùng, nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

  • Chuyển đổi lead sang khách hàng: Email series sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ khắng khít với khách hàng và dần dịch chuyển họ qua 3 giai đoạn Know – Like – Trust trước khi đi đến bước cuối cùng là bán sản phẩm. Sau đó, bạn có thể giới thiệu về sản phẩm của mình một cách tự nhiên hơn.

Có 4 bước cơ bản để tạo ra một loạt thư trả lời tự động có hiệu quả cao:

b) Bước 1: Thiết lập mục tiêu cho chuỗi email tự động

Các mục tiêu quan trọng của chuỗi email trả lời tự động:

  • Gửi cho người đăng ký mới series email welcome. Đây là thông điệp mà bạn gửi cho mọi người ngay sau khi họ subscribe. Nó có thể chứa

    • liên kết đến lead magnet

    • chứa nội dung cảm ơn người dùng vì đã đăng ký

    • call to action xem thêm các bài đăng blog phổ biến trên website

Mọi danh sách email đều cần một chuỗi email chào mừng. Do đó, hãy tận dụng cơ hội này để “thu hút” những người đăng ký; mới và biến họ thành những người hâm mộ trung thành.

  • Áp dụng cho lead magnet /khóa học mini miễn phí. Bạn có thể sử dụng chuỗi thư trả lời tự động; như là một lead magnet để thu hút những người đăng ký mới vào danh sách email của mình. Ví dụ như gửi cho họ một khóa học ngắn hạn hoặc một thử thách miễn phí trong vài ngày hoặc vài tuần.

  • Bán hàng bằng chế độ tự động. Tạo kênh bán hàng từ chuỗi trả lời tự động email là một chiến lược được các marketer áp dụng rộng rãi. Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng bởi các công ty phần mềm, doanh nghiệp thương mại điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ.

  • Upsell/cross-sell sản phẩm. Thậm chí, bạn có thể thiết lập chuỗi trả lời tự động để gửi cho khách hàng; sau khi họ đã sử dụng và có xu hướng mua lại. Tùy thuộc vào sản phẩm bạn bán; bạn có thể bán thêm hoặc bán kèm các sản phẩm có liên quan.

c) Bước 2: Phác thảo kế hoạch nội dung

Trước khi phác thảo kế hoạch nội dung, bạn cần xác định chuỗi trả lời tự động sẽ dài như thế nào, có bao nhiêu email, gửi trong vòng bao nhiêu ngày.

Không có quy tắc nào quyết định số lượng email bạn cần sử dụng trong chuỗi email của mình. Nhưng trình tự email phải đủ dài để giúp bạn hoàn thành được mục tiêu của mình.

Vì vậy, độ dài của chuỗi email phụ thuộc vào mục đích, phân khúc, sở thích của người đăng ký. Tiếp theo, chúng ta cần xác định khoảng thời gian gửi 2 email nên cách nhau bao lâu. Thông thường bạn có thể:

  • Gửi email 2 ngày/lần đối với email cung cấp thông tin giá trị, mang tính giáo dục.

  • 3-4 email/ngày nếu bạn đang có một đợt khuyến mãi lớn sắp kết thúc.

Bạn cần cân bằng được số lượng email cung cấp giá trị và email bán hàng.

Lưu ý: Số lượng email không quan trọng bằng việc gửi những email mang lại giá trị đối với người dùng; và đừng gửi quá nhiều email bán hàng.

Để đơn giản bạn có thể áp dụng quy tắc 80/20: 80% email phải mang giá trị và chỉ có 20% email bán hàng.

Mẫu email Shopee thúc đẩy người dùng sử dụng mã giảm giá để mua hàng

Dưới đây là một mẫu email series được áp dụng khi launching dịch vụ viết content marketing:

Email 1:

Giới thiệu doanh nghiệp và cảm ơn người dùng vì họ đã subscribe

Email 2:

Nói về vấn đề nội dung trên website không thu hút có thể giảm tỷ lệ chuyển đổi, hạ thấp doanh thu, và đề cập về sơ bộ các tips để giải quyết.

Email 3:

Giải thích chi tiết cách thức xây dựng nội dung thu hút. Đề cập sơ đến việc sắp sửa ra mắt dịch vụ viết content marketing.

Email 4:

Thông báo launching dịch vụ viết content. Thông báo với tệp email list rằng dịch vụ sẽ được mở bán trong vòng vài ngày kế tiếp và sau khoảng thời gian này sẽ ngừng nhận yêu cầu đăng ký dịch vụ.

Email 5:

Gợi nhắc người dùng về dịch vụ. Chia sẻ với họ số lượng khách hàng đã kí kết hợp đồng dịch vụ cho đến thời điểm hiện tại và hỏi xem họ nghĩ gì về dịch vụ này.

Email 6:

Ngày cuối cùng trước khi đóng form đăng ký (email 1). Hãy nói với subscriber rằng chỉ còn 24 giờ cuối cùng trước khi đóng form đăng ký. Nhắc họ về các lợi ích và hỗ trợ kèm theo mà họ sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ.

Email 7:

Ngày cuối cùng trước khi đóng form đăng ký (email 2). Chuyển đổi thông điệp tập trung vào thời gian ít ỏi còn lại (hoặc tập trung vào số lượng slot còn lại), sau khoảng thời gian này bạn sẽ đóng form đăng ký và không tiếp nhận thêm khách hàng cho dịch vụ này nữa.

Email 8:

2 giờ trước khi đóng form đăng ký. Cận sát thời hạn chính là lúc bạn tập trung vào những kết quả mà subscriber mong muốn đạt được. Thêm vào call to action mạnh mẽ hơn để thúc đẩy họ hành động.

Email 9:

Đóng form đăng ký. Gửi email giải thích vì sao doanh nghiệp không tiếp nhận khách hàng nữa (VD như để đảm bảo chất lượng triển khai chẳng hạn). Chia sẻ về số lượng khách hàng đã đăng ký dịch vụ sau khi kết thúc chương trình launching và đừng quên cảm ơn người dùng nhé!

d) Bước 3: Viết nội dung tăng tỷ lệ chuyển đổi cho email

Viết nội dung email được xem là phần khó khăn nhất. Đến bước này, bạn nên lưu ý những điểm như sau:

  • Tập trung vào việc giúp ích cho người dùng. Bạn nên viết email của mình để giải quyết nhu cầu của người đăng ký. Không nên chỉ nhắc đến sản phẩm của bạn.

  • Cá nhân hóa. Cá nhân hóa nội dung email của bạn để phù hợp và mang lại giá trị cho người đăng ký. Cá nhân hóa không chỉ là gắn tên người đăng ký của bạn vào email. Bạn cần điều chỉnh nội dung của email sao cho đúng với nhu cầu của họ.

  • Sử dụng dòng tiêu đề thu hút. Nếu tiêu đề không hấp dẫn thì người đăng ký sẽ chẳng thiết tha mở email. Vì vậy, hãy trau chuốt dòng tiêu đề của bạn để khiến người dùng tò mò về nội dung của email. Bên cạnh đó, nó cũng cần mang tính cá nhân và có liên quan đến người nhận.

Ban có thể tham khảo cách viết email Marketing để viết nội dung tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả hơn cho mail nhé!

Giai đoạn 6. Đo lường hiệu quả và tối ưu chiến dịch

Trong phần cuối của hướng dẫn cách làm Email Marketing này, tôi sẽ mang đến cho bạn 4 chỉ số đánh giá KPI phổ biến để đánh giá hiệu quả chạy chiến dịch Email Marketing và cách thức để tối ưu. Cùng xem nhé!

a) 4 chỉ số đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo Email Marketing

  • Deliverability (khả năng gửi): tỷ lệ số lượng người dùng nhận được email so với số lượng người dùng bạn gửi email.

  • Open rate: tỷ lệ mở email của người dùng

  • Click-through-rate (CTR): là phần trăm số người nhấp vào call-to-action của bạn.

  • Unsubscribe rate: Tỷ lệ hủy đăng ký đo lường số người không muốn nhận email của bạn trong thời gian sắp tới sau khi họ nhận được email hiện tại.

b) Mẹo tối ưu email để tăng độ hiệu quả

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KPI và bạn cần test thử email của mình để đem lại kết quả tốt hơn. Dưới đây là một số điều chỉnh mà bạn có thể làm để cải thiện kết quả của mình: Deliverability – Khả năng gửi:

  • Tối ưu email của bạn để nó vượt qua bộ lọc spam

  • Xóa những người người không còn hoạt động khỏi danh sách email. Chỉ giữ lại những người có sự tương tác trong vòng 6 tháng gần nhất.

  • Kiểm tra và xóa những email không hề tồn tại.

Open rate – Tỷ lệ mở

  • Sử dụng tiêu đề thu hút nhằm kêu gọi mọi người nhấp vào email của bạn.

  • Điều chỉnh thời gian và ngày gửi email để xem thời điểm nào gửi là tốt nhất.

Click-through-rate – Tỷ lệ nhấp (CTR)

  • Offer của bạn có cung cấp giá trị phù hợp với người dùng không?

  • Nội dung có dễ hiểu và người dùng có biết họ cần làm gì không?

  • Test thử các call-to-action khác nhau.

Unsubscribe – Hủy đăng ký

  • Trước tiên, hãy cân nhắc xem những người unsubscribe này có phải là nhân viên của cty đối thủ hay không?

  • Đánh giá xem email bạn gửi có đồng nhất với hình ảnh thương hiệu của bạn hay không?

  • Đừng treo đầu dê bán thịt chó. Đảm bảo nội dung trong landing page cung cấp cho người dùng những điều bạn đã hứa với họ trong email.

  • Đảm bảo rằng email của bạn đang cung cấp giá trị cho người xem trước khi cố gắng đề xuất bán hàng.

Kết luận

Sau khi đã nắm rõ những kiến thức quan trọng về Email Marketing là gì và cách tạo Email Marketing, bạn hãy áp dụng chúng vào những chiến dịch sắp tới của mình để đạt được hiệu quả cao và tăng doanh số bán hàng nhé!

Hoặc nếu bạn cần một đơn vị, công ty Marketing thuê ngoài cung cấp dịch vụ Email Marketing chuyên nghiệp, cam kết hiệu quả thì đừng quên liên hệ công ty TNHH quảng cáo Marketing Online FIEX nhé.

Chúng tôi cung cấp các giải pháp Marketing Online – Tối ưu Experience Marketing giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh thu vượt trội.


Nguồn tham khảo:

  1. Email Marketing: https://mailchimp.com/marketing-glossary/email-marketing/

  2. Email Marketing Made Simple: A Step by Step Guide: https://optinmonster.com/beginners-guide-to-email-marketing

  3. The Complete Email Marketing Guide for Beginners 2020: https://tinuiti.com/blog/email-marketing/email-marketing-guide/

Last updated